Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
66749

Kết quả thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy

Ngày 14/09/2022 15:27:36

HUYỆN ỦY HÀ TRUNG

ĐẢNG ỦY HOẠT GIANG

*

Số: 57-BC/ĐU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM



Hoạt Giang, ngày 08 tháng 7 năm 2022

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy

và Kế hoạch số 50-KH/ĐU, ngày 20/3/2017 của BTV Huyện ủy Hà trung

 

Thực hiện Kế hoạch số 58-KH/HU, ngày 17/6/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Hà Trung
về giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 18/8/2016 của Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” và Kế hoạch số 50-KH/HU, ngày 20/3/2017 của BTV Huyện ủy về “cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng môi trường Xanh-Sạch-Đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảng ủy xã Hoạt Giang báo cáo kết quả triển khai thực hiện như sau:

I. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện.

1. Xây dựng, ban hành kế hoạch, công tác lãnh chỉ đạo của Đảng ủy

Ngay sau khi Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 18/8/2016 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 50-KH/HU, ngày 20/3/2017 của BTV Huyện ủy được ban hành, ngày 23/3/2017, Đảng ủy đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 25-KH/ĐU về “Thực hiện cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng Môi trường Xanh - Sạch - Đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”. Cùng với đó Đảng ủy đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/ĐU ngày 21/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ xã "Về tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tập trung và sử dụng nước sạch trên địa bàn xã giai đoạn 2018 – 2020” và Phương án số 02-PA/UBND ngày 10/3/2018 của UBND xã về phương án thu gom và xử lý rác thải, chất thải trên địa bàn xã.

Sau khi thực hiện việc sáp nhập xã Hà Thanh và Hà Vân thành xã Hoạt Giang, BCH lâm thời đã yêu cầu cấp ủy chi bộ, đoàn thể, chính quyền tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của 2 xã cũ. Sau Đại hội Đảng bộ xã Hoạt Giang lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-20025, Đảng ủy đã ban hành bổ sung Kế hoạch số 02-KH/ĐU, ngày 07/5/2020 về việc “Tiếp tục thực hiện cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng Môi trường Xanh - Sạch - Đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”. Ban hành Nghị quyết số 02-NQ/ĐU, ngày 15/5/2020 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng xã đạt chuẩn NTM”; Nghị quyết số 04-NQ/ĐU, ngày 20/11/2020 của Đảng ủy “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030” để lãnh đạo thực hiện. Công văn số 21-CV/ĐU ngày 03/8/2020 V/v tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 50-KH/HU của BTV Huyện ủy, Kế hoạch số 02-KH/ĐU của Đảng ủy. Công văn số 62-CV/ĐU, ngày 05/02/2021 “V/v chỉ đạo thực hiện phong trào xây dựng giao thông nông thôn và khu dân cư “sáng-xanh-sạch-đẹp-an toàn””. Công văn số 103-CV/ĐU, ngày 05/10/2021 “V/v tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng giao thông nông thôn và khu dân cư “sáng-xanh-sạch-đẹp-an toàn”. Công văn số 131-CV/ĐU, ngày 12/01/2022 “V/v tổng dọn vệ sinh trên địa bàn toàn xã”, Công văn Số 137-CV/ĐU, ngày 08/3/2022 “V/v đẩy mạnh việc thực hiện công tác VSMT đảm bảo tiêu chí  xây dựng NTM”…

2. Thành lập và kiện toàn BCĐ, phân công thành viên BCĐ

Ban hành QĐ số 40/QĐ-ĐU ngày 23/3/2017 về việc “thành lập BCĐ cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã”. Sau khi sáp nhập ban hành QĐ số 12/QĐ-ĐU ngày 12/8/2021 về việc thành lập BCĐ cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã; Quyết định số 42-QĐ/ĐU, ngày 09/8/2021 về việc “Kiện toàn Ban chỉ đạo cuộc vận động Toàn dân chung tay xây dựng Môi trường Xanh - Sạch - Đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm xã Hoạt Giang”; Quyết định Số 55-QĐ/ĐU, ngày 25/01/2022 về việc “Kiện toàn Ban chỉ đạo cuộc vận động Toàn dân chung tay xây dựng Môi trường Xanh - Sạch - Đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm xã Hoạt Giang”. Cùng với đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ.

          3. Công tác kiểm tra, giám sát

          Công tác kiểm tra, giám sát luôn được Đảng ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Nội dung này được Đảng ủy đưa vào hàng năm trong xây dựng Chương trình, Kế hoạch kiểm tra, giám sát.

Năm 2021 đã ban hành Quyết định số 46-QĐ/ĐU, ngày 25/9/2021 của Đảng ủy xã Hoạt Giang về việc “kiểm tra Chi bộ  trường Mầm non Hà Vân, Vân Xá, Trung Chính” với nội dung: Kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch số 50-KH/HU, ngày 20/3/2017 của BTV Huyện ủy Hà Trung về “Thực hiện cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp và đảm bảo vệ sinh ATTP” gắn với thực hiện Kế hoạch số 02-KH/HU ngày 07/5/2020 của Đảng ủy về “Tiếp tục thực hiện cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng Môi trường Xanh - Sạch - Đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”, Nghị quyết số 04-NQ/ĐU, ngày 25/11/2020 của Đảng ủy về “Nâng cao chất lượng vệ sinh, môi trường đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Năm 2022 đã ban hành Quyết định số 59-QĐ/ĐU, ngày 09/5/2022 về việc “Kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM gắn với thực hiện Nghị quyết 04-NQ/ĐU ngày 20/11/2020 về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường” đối với 3 chi bộ Vân Trị, Thanh Ngoại, Yên Giang.

4. Công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết:

 Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vấn đề VSMT và ATTP nên công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục luôn được chú trọng, từng bước đổi mới về nội dung, đa dạng và phong phú hình thức. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thường xuyên lồng ghép vào các hội nghị, các phong trào để tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên về vấn đề VSMT và ATVSTP một cách sâu sát, thực tế tại các địa phương như: MTTQ với mô hình “tổ tuyên truyền xây dựng chợ đảm bảo ATTP”  và phong trào “xây dựng GTNT và khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”; Hội Phụ nữ thành lập các chi hội tự quản về VSATTP, phong trào 5 không 3 sạch, đường hoa phụ nữ tự quản; Hội nông dân với phong trào VSMT đồng ruộng và thu gom vỏ thuốc bao bì thực vật, Đoàn thanh niên với mô hình “dòng sông không rác thải”và “Đoạn đường em chăm” công đoàn xã với mô hình xây dựng cơ quan “Sáng - xanh - sạch - đẹp”... Qua đó, đã tác động mạnh mẽ từ nhận thức đến thay đổi hành vi thực hiện Chỉ thị, Luật và các quy định của pháp luật về vấn đề VSMT và ATTP, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn xã. Hình thức tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn và qua các hội nghị nhân dân, hội nghị của các đoàn thể, chi hội.

5. Xây dựng Kế hoạch thực hiện của UBND xã

UBND xã đã xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về công tác bảo đảm ATTP và vệ sinh môi trường trên địa bàn xã: Ban hành  kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 08/7/2017 Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn xã; kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã về nhiệm phát triển kinh tế xã hội năm 2019; Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 03/3/2020 về tổng dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn xã Hoạt Giang; Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2020 về tổ chức thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Hoạt Giang giai đoạn 2020 - 2025;  Kế hoạch hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường và ngày môi trường thế giới,ngày môi trường thế giới, kế hoạch, thông báo về tổng vệ sinh môi trường trong dịp lễ, Tết, phòng chống dịch bệnh Covid 19...

 Ngoài ra UBND xã phối hợp MTTQ, các đoàn thể hàng năm đều ban hành chương trình phối hợp giữa UBND với MTTQ và các ngành đoàn thể trong vận động đoàn viên, hội viên nội dung ký kết thực hiện, việc đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

6. Nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết

Nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên có những chuyển biến mạnh mẽ. UBND xã đã thực hiện hợp đồng với công ty Công Thắm thu gom đưa rác thải sinh hoạt ra khỏi địa bàn được đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ.

II. Những kết quả đạt được

1. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đến nay

- Số hộ gia đình thực hiện hình thức xử lý rác: phân loại xử lý rác thải hữu cơ tại nhà, đưa rác thải rắn về nơi tập kết đúng quy định đạt 90%.

- Tỷ lệ gia đình đăng ký thu gom rác tập trung đạt 90%

- 100% đường làng, ngõ xóm, cống thoát nước trên địa bàn xã sáng, sạch, đẹp, được khơi thông.

- Các cơ quan đơn vị, trường học, trạm y tế, công sở xã: Có trang bị các thùng đựng rác, rác thải chủ yếu lá cây, cỏ, giấy hình thức xử lý chủ yếu là phơi đốt, chôn lấp. Đối với rác thải y tế như: Chai lọ, bơm, kim tiêm, bao tay y tế đã sử dụng, tổ chức thu gom vận chuyển về trung tâm y tế huyện để xử lý. Tất cả các đơn vị sự nghiệp đều có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

- 95% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn môi trường

- Xã đã dừng khu tập kết rác thải tập trung và hợp đồng với công ty môi trường Hà Trung đưa rác thải ra khỏi địa bàn

- Tỷ lệ thu gom xử lý chất thải rắn tập trung đạt 85%

- Số hộ chăn nuôi có chuồng trại HVS: Hiện tại trên địa bàn xã không có các trang trại chăn nuôi với số lượng lớn chủ yếu là các hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ lẻ từ 1- 4 con trâu, bò, từ 2- 8 con lợn, gia cầm từ 500 con trở xuống ở các khu vực trang trại tập trung, hộ thực hiện chuyển đổi linh hoạt xa khu dân cư. Các hộ chăn nuôi đã xây dựng được các hầm bioga, hố để ủ phân và hố chứa nước thải không để chất thải chăn nuôi thải ra môi trường.

- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS:  Số hộ có nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh1520/1730 hộ đạt 88%. (Hộ có nhà tiêu tự hoại là 1153 cái; nhà tiêu 2 ngăn 367 cái)

- Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước sạch theo chuẩn mới, hộ gia đình sử dụng nước HVS: Các hộ gia đình trên địa bàn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 1714/1730 = 99%, hộ sử dụng nước sạch đạt 1200/1730 hộ =69,3%.

2. Trách nhiệm của chính quyền, MTTQ, các đoàn thể Nhân dân, các thôn trong triển khai Nghị quyết

2.1. UBND xã:

Ủy ban nhân dân xã đã thực hiện việc tổ chức thống kê và quản lý các loại chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh trên địa bàn; Tập trung tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Huy động lực lượng toàn dân tham gia tích cực công tác vệ sinh môi trường bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực. Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động để việc giữ gìn vệ sinh môi trường trở thành thói quen, nếp sống văn minh của mỗi công dân, hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn. Gắn kết nội dung xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn với Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”; quy định về hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn;

2.2. UB MTTQ, đoàn thể nhân dân.

- Xây dựng Kế hoạch hành động cụ thể; quán triệt đầy đủ, sâu rộng đến cán bộ, đoàn viên, hội viên nhằm tạo ra sự đồng thuận, thống nhất cao, hưởng ứng và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong tổ chức thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU và Nghị quyết số 05-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVIII.

          - Vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân không sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh và tiêu thụ nông sản, thực phẩm; sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình, quy định; sử dụng nước sạch, thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh; hạn chế sử dụng túi ni lông; xây dựng chuồng trại chăn nuôi, nhà tiêu hợp vệ sinh.

          - Phối hợp với chính quyền thành lập, củng cố, nhân rộng các tổ, đội, nhóm xung kích, các mô hình tự quản; thành lập, phát triển hợp tác xã dịch vụ thu gom, xử lý rác thải, chất thải ở cơ sở sản xuất, khu dân cư.

          - Vận động và tổ chức cho đoàn viên, hội viên và nhân dân hàng ngày dọn vệ sinh nơi ở của gia đình; hàng tuần tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nơi làm việc, nơi công cộng.

          - Thường xuyên phối hợp, kiểm tra, giám sát, theo dõi đôn đốc các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện nghiêm túc nội dung cam kết. Hàng năm đánh giá, xếp loại, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU, 05-NQ/TU. Định kỳ giao ban, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả cho cấp ủy cùng cấp và cấp trên theo hệ thống tổ chức.

          Ngoài những nội dung đã ký cam kết; MTTQ, các đoàn thể đảm trách cụ thể một số việc sau:

- Mặt trận Tổ quốc xã: Thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trên địa bàn xã. Ra lời kêu gọi vận động thực hiện mô hình “Khu dân cư tự quản về VSATTP và bảo vệ môi trường”. Tiếp tục phát động phong trào xây dựng giao thông nông thôn và khu dân cư "Sáng-xanh - sạch - đẹp - an toàn"; đã tiếp nhận và tổ chức tồng 130 cây tùng tại thôn Vân Hưng. Chỉ đạo Ban Công tác Mặt trận thôn tổ chức, thành lập các tổ tự quản, nòng cốt là các đồng chí Trưởng Ban công tác Mặt trận, Tổ trưởng tổ an ninh xã hội, người có uy tín trong cộng đồng, gắn với việc thực hiện nội dung “Hương ước, quy ước” thôn, làng văn hóa kiểu mẫu... Các tổ tự quản chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao trách nhiệm giữ gìn vệ sinh gia đình, đường làng, ngõ xóm. Vận động, phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức VSATTP và bảo vệ môi trường, nâng cao sức khoẻ cho người dân và đôn đốc nhắc nhở hộ dân thực hiện nội dung ký cam kết thực hiện đảm bảo VSATTP và bảo vệ môi trường trên tinh thần “Tự giác, tự quản và tự nguyện”.

Bản cam kết phải được niêm yết tại các hộ ở nơi dễ nhìn, dễ đọc và dễ kiểm tra. Phân công các hộ giám sát chéo trong khu dân cư. Ban công tác Mặt trận phối hợp với tổ hoà giải nắm bắt tình hình nảy sinh trong cộng đồng dân cư, giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn ngay từ khi mới nảy sinh, vận động nhân dân thực hiện.

- Hội Phụ nữ xã: Cụ thể hóa phong trào “5 không 3 sạch” phù hợp với các khu dân cư để phát động phong trào, vận động hội viên và nhân dân thực hiện; thành lập câu lạc bộ “phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông”. Xây dựng Kế hoạch đăng ký phần việc của phụ nữ trong xây dựng xã đạt chuẩn NTM. Tiếp tục trồng, chăm sóc đường hoa phụ nữ ở một số chi hội và tham gia ra quân tổng dọn vệ sinh.

- Hội Nông dân xã: Vận động hội viên và nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh đồng ruộng, không sử dụng chất cấm trong sản xuất và chăn nuôi; sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đúng danh mục và quy trình, kỹ thuật; xây dựng chuồng, trại chăn nuôi đảm bảo theo quy định, có hầm Bioga để xử lý chất thải chăn nuôi. Phối hợp 2 HTX khảo sát, lắp đặt các ống cống đựng bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật. Phát động phong trào “sạch làng tốt ruộng”, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa.Xây dựng 01 mô hình “Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn” tại chi hội Vân Xá

- Đoàn thanh niên xã: Vận động thanh, thiếu nhi và nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường nước, sử dụng nước sạch, thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh; thường xuyên khơi thông cống rãnh, vận động các cơ sở sản xuất, các gia đình không xả nước ước sản xuất, nước sinh hoạt thải gây ô nhiễm nguồn nước; tập trung chỉ đạo cơ sở thực hiện phong trào thi đua ngõ, đường tự quản, “Đoạn đường em chăm”, chỉ đạo các Đoàn trường, liên đội phối hợp với Đoàn xã tổ chức dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào chiều ngày thứ 7 hàng tuần, tiến hành trồng cây xanh, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ.Tổ chức trồng cây tại khu vực đường đôi UBND xã.  

- Hội Cựu chiến binh xã: Vận động hội viên và nhân dân hàng ngày dọn vệ sinh nơi ở của gia đình, xây dựng hố ga xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường; xây dựng khu dân cư tự quản về môi trường; tổ chức thu gom và vận động nhân dân thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng về nơi quy định và xử lý. Thực hiện tổng dọn vệ sinh đoạn đường tự quản.

- Công đoàn xã: Đảm nhận trồng, và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên công sở, các khu đất trống, các khu vực công cộng, các tuyến đường, theo tinh thần "xã hội hoá cây xanh công cộng".

- Hội Người cao tuổi: Vận động nhân dân thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường khi có người qua đời, không rải tiền, vàng mã ra đường, phải lấp đất và tiến hành đốt ván thôi và quần áo sau cải táng xong, trồng cây xanh khu nghĩa trang đảm bảo nghĩa trang nhân dân xanh, sạch, đẹp. Tuyên truyền trong hội viên vận động gia đình, con cháu không sử dụng chất cấm trong sản xuất, chăn nuôi.

2.3. Các thôn.

- Tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi, trồng, giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, sử dụng thực phẩm; vệ sinh thức ăn sẵn, chợ, quán ăn, nhà hàng trên địa bàn thôn mình.

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước thôn; đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá gia đình văn hóa. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; Phát hiện và xử lý theo hương ước các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo xã xử lý. Quản lý hoạt động của tổ chức tự quản (ANXH) về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.

- Tổ chức ra quân tổng don vệ sinh bảo vệ môi trường, ký cam kết thực hiện đến các hộ gia đình.

- Xây dựng mô hình “Tổ dân vận với công tác VSATTP và bảo vệ môi trường, xây dựng thôn kiểu mẫu, văn minh”, “Tổ tự quản về đảm bảo VSATTP và bảo vệ môi trường”; Thực hiện mô hình “Dân vận khéo” về bảo vệ môi trường ở khu dân cư, với mục đích góp phần giữ gìn cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp và ngăn ngừa các dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe con người.

3. Những hạn chế, khó khăn trong triển khai thực hiện tại địa phương.

Tại nhiều vị trí đường làng, ngõ xóm, đường liên thôn, liên xã vẫn còn một số hộ dân tập kết vật liệu xây dựng chưa gọn ảnh hưởng đến mỹ quan chung. Việc đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống thoát nước còn gặp nhiều khó khăn. Khối lượng rãnh thoát nước thải cần phải cải tạo, xây mới trên địa bàn toàn xã rất lớn, việc cân đối bố trí vốn và huy động các nguồn lực đóng góp của nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất nông nghiệp, cơ sở kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân chưa được thống kê đầy đủ và thu gom, xử lý triệt để đúng theo quy định. Phần lớn các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, diện tích nhỏ không có hệ thống kênh, ao lắng xử lý nước thải mà thải trực tiếp ra môi trường. Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ, lẻ của các hộ gia đình, cá nhân thường xuyên bị phản ảnh ô nhiễm môi trường, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đầu tư các công trình xử lý môi trường, chuồng trại không đảm bảo khoảng cách với nhà dân nên tình trạng ô nhiễm mùi hôi, nước thải thường xuyên xảy ra trong khu dân cư.

Nguyên nhân: Công tác phối hợp giữa các ngành, đoàn thể và các thôn chưa thật sự chủ động, đồng bộ, nhịp nhàng, còn tồn tại tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm.  Năng lực cán bộ quản lý môi trường xã còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về công tác bảo vệ môi trường

Người trồng trọt, chăn nuôi thiếu kiến thức trong việc bảo vệ môi trường như việc sử dụng phân bón trong trồng trọt chưa đúng cách dẫn đến việc ô nhiễm đất, nước, thói quen trong việc canh tác không phù hợp ảnh hưởng đến môi trường đất, nước… Việc xử lý gia súc, gia cầm ốm chết trong chăn nuôi không đúng cách ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí.

Nguồn kinh phí cho các đoàn thể hoạt động theo quy định của HĐND tỉnh quá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

4. Những kiến nghị, đề xuất.

Đề nghị tỉnh, huyện có cơ chế chính sách hỗ trợ phí môi trường cấp bổ sung vào ngân sách xã, tăng cường kiêm tra, kiểm soát việc xả thải của các công ty, nhà máy, xí nghiệp lợi dụng ban đêm để xả thải chất thải độc hại ra môi trường.

HĐND tỉnh nghiên cứu tăng kinh phí hoạt động cho MTTQ và các đoàn thể, nhất là cấp chi hội để thực hiện việc vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia công tác BVMT, VSATTP. Hỗ trợ địa phương có thùng rác nơi công cộng; tăng cường chỉ đạo CA vào cuộc xử lý các vi phạm về môi trường, sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh. Xây dựng chế tài cần thiết, cụ thể để xử lý ý thức một bộ phận người dân không thực hiện đóng phí môi trường.

Nghiên cứu dành nguồn kinh phí đầu tư xây dựng NM xử lý chất thải rắn để huyện chủ động việc xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh. Huyện hỗ trợ cho các hộ chuyển khu chăn nuôi ra khỏi khu dân cư đảm bảo môi trường.hỗ trợ cho các hộ chuyển khu chăn nuôi ra khỏi khu dân cư đảm bảo môi trường.

Đề nghị các cấp chính quyền có các biện pháp tích cực hơn nữa thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn để làm đầu kéo giúp nông dân trong việc xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Nơi nhận:

-          TT Huyện ủy (để b/c);

-          BCĐ Huyện ủy (để b/c)

-          Lưu.

 

T/M ĐẢNG ỦY

PHÓ BÍ THƯ

 

 

Nguyễn Văn Thức

  

Kết quả thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy

Đăng lúc: 14/09/2022 15:27:36 (GMT+7)

HUYỆN ỦY HÀ TRUNG

ĐẢNG ỦY HOẠT GIANG

*

Số: 57-BC/ĐU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM



Hoạt Giang, ngày 08 tháng 7 năm 2022

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy

và Kế hoạch số 50-KH/ĐU, ngày 20/3/2017 của BTV Huyện ủy Hà trung

 

Thực hiện Kế hoạch số 58-KH/HU, ngày 17/6/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Hà Trung
về giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 18/8/2016 của Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” và Kế hoạch số 50-KH/HU, ngày 20/3/2017 của BTV Huyện ủy về “cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng môi trường Xanh-Sạch-Đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảng ủy xã Hoạt Giang báo cáo kết quả triển khai thực hiện như sau:

I. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện.

1. Xây dựng, ban hành kế hoạch, công tác lãnh chỉ đạo của Đảng ủy

Ngay sau khi Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 18/8/2016 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 50-KH/HU, ngày 20/3/2017 của BTV Huyện ủy được ban hành, ngày 23/3/2017, Đảng ủy đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 25-KH/ĐU về “Thực hiện cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng Môi trường Xanh - Sạch - Đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”. Cùng với đó Đảng ủy đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/ĐU ngày 21/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ xã "Về tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tập trung và sử dụng nước sạch trên địa bàn xã giai đoạn 2018 – 2020” và Phương án số 02-PA/UBND ngày 10/3/2018 của UBND xã về phương án thu gom và xử lý rác thải, chất thải trên địa bàn xã.

Sau khi thực hiện việc sáp nhập xã Hà Thanh và Hà Vân thành xã Hoạt Giang, BCH lâm thời đã yêu cầu cấp ủy chi bộ, đoàn thể, chính quyền tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của 2 xã cũ. Sau Đại hội Đảng bộ xã Hoạt Giang lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-20025, Đảng ủy đã ban hành bổ sung Kế hoạch số 02-KH/ĐU, ngày 07/5/2020 về việc “Tiếp tục thực hiện cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng Môi trường Xanh - Sạch - Đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”. Ban hành Nghị quyết số 02-NQ/ĐU, ngày 15/5/2020 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng xã đạt chuẩn NTM”; Nghị quyết số 04-NQ/ĐU, ngày 20/11/2020 của Đảng ủy “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030” để lãnh đạo thực hiện. Công văn số 21-CV/ĐU ngày 03/8/2020 V/v tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 50-KH/HU của BTV Huyện ủy, Kế hoạch số 02-KH/ĐU của Đảng ủy. Công văn số 62-CV/ĐU, ngày 05/02/2021 “V/v chỉ đạo thực hiện phong trào xây dựng giao thông nông thôn và khu dân cư “sáng-xanh-sạch-đẹp-an toàn””. Công văn số 103-CV/ĐU, ngày 05/10/2021 “V/v tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng giao thông nông thôn và khu dân cư “sáng-xanh-sạch-đẹp-an toàn”. Công văn số 131-CV/ĐU, ngày 12/01/2022 “V/v tổng dọn vệ sinh trên địa bàn toàn xã”, Công văn Số 137-CV/ĐU, ngày 08/3/2022 “V/v đẩy mạnh việc thực hiện công tác VSMT đảm bảo tiêu chí  xây dựng NTM”…

2. Thành lập và kiện toàn BCĐ, phân công thành viên BCĐ

Ban hành QĐ số 40/QĐ-ĐU ngày 23/3/2017 về việc “thành lập BCĐ cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã”. Sau khi sáp nhập ban hành QĐ số 12/QĐ-ĐU ngày 12/8/2021 về việc thành lập BCĐ cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã; Quyết định số 42-QĐ/ĐU, ngày 09/8/2021 về việc “Kiện toàn Ban chỉ đạo cuộc vận động Toàn dân chung tay xây dựng Môi trường Xanh - Sạch - Đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm xã Hoạt Giang”; Quyết định Số 55-QĐ/ĐU, ngày 25/01/2022 về việc “Kiện toàn Ban chỉ đạo cuộc vận động Toàn dân chung tay xây dựng Môi trường Xanh - Sạch - Đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm xã Hoạt Giang”. Cùng với đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ.

          3. Công tác kiểm tra, giám sát

          Công tác kiểm tra, giám sát luôn được Đảng ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Nội dung này được Đảng ủy đưa vào hàng năm trong xây dựng Chương trình, Kế hoạch kiểm tra, giám sát.

Năm 2021 đã ban hành Quyết định số 46-QĐ/ĐU, ngày 25/9/2021 của Đảng ủy xã Hoạt Giang về việc “kiểm tra Chi bộ  trường Mầm non Hà Vân, Vân Xá, Trung Chính” với nội dung: Kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch số 50-KH/HU, ngày 20/3/2017 của BTV Huyện ủy Hà Trung về “Thực hiện cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp và đảm bảo vệ sinh ATTP” gắn với thực hiện Kế hoạch số 02-KH/HU ngày 07/5/2020 của Đảng ủy về “Tiếp tục thực hiện cuộc vận động toàn dân chung tay xây dựng Môi trường Xanh - Sạch - Đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”, Nghị quyết số 04-NQ/ĐU, ngày 25/11/2020 của Đảng ủy về “Nâng cao chất lượng vệ sinh, môi trường đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Năm 2022 đã ban hành Quyết định số 59-QĐ/ĐU, ngày 09/5/2022 về việc “Kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM gắn với thực hiện Nghị quyết 04-NQ/ĐU ngày 20/11/2020 về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường” đối với 3 chi bộ Vân Trị, Thanh Ngoại, Yên Giang.

4. Công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết:

 Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vấn đề VSMT và ATTP nên công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục luôn được chú trọng, từng bước đổi mới về nội dung, đa dạng và phong phú hình thức. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thường xuyên lồng ghép vào các hội nghị, các phong trào để tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên về vấn đề VSMT và ATVSTP một cách sâu sát, thực tế tại các địa phương như: MTTQ với mô hình “tổ tuyên truyền xây dựng chợ đảm bảo ATTP”  và phong trào “xây dựng GTNT và khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”; Hội Phụ nữ thành lập các chi hội tự quản về VSATTP, phong trào 5 không 3 sạch, đường hoa phụ nữ tự quản; Hội nông dân với phong trào VSMT đồng ruộng và thu gom vỏ thuốc bao bì thực vật, Đoàn thanh niên với mô hình “dòng sông không rác thải”và “Đoạn đường em chăm” công đoàn xã với mô hình xây dựng cơ quan “Sáng - xanh - sạch - đẹp”... Qua đó, đã tác động mạnh mẽ từ nhận thức đến thay đổi hành vi thực hiện Chỉ thị, Luật và các quy định của pháp luật về vấn đề VSMT và ATTP, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn xã. Hình thức tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn và qua các hội nghị nhân dân, hội nghị của các đoàn thể, chi hội.

5. Xây dựng Kế hoạch thực hiện của UBND xã

UBND xã đã xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về công tác bảo đảm ATTP và vệ sinh môi trường trên địa bàn xã: Ban hành  kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 08/7/2017 Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn xã; kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã về nhiệm phát triển kinh tế xã hội năm 2019; Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 03/3/2020 về tổng dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn xã Hoạt Giang; Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2020 về tổ chức thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Hoạt Giang giai đoạn 2020 - 2025;  Kế hoạch hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường và ngày môi trường thế giới,ngày môi trường thế giới, kế hoạch, thông báo về tổng vệ sinh môi trường trong dịp lễ, Tết, phòng chống dịch bệnh Covid 19...

 Ngoài ra UBND xã phối hợp MTTQ, các đoàn thể hàng năm đều ban hành chương trình phối hợp giữa UBND với MTTQ và các ngành đoàn thể trong vận động đoàn viên, hội viên nội dung ký kết thực hiện, việc đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

6. Nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết

Nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên có những chuyển biến mạnh mẽ. UBND xã đã thực hiện hợp đồng với công ty Công Thắm thu gom đưa rác thải sinh hoạt ra khỏi địa bàn được đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ.

II. Những kết quả đạt được

1. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đến nay

- Số hộ gia đình thực hiện hình thức xử lý rác: phân loại xử lý rác thải hữu cơ tại nhà, đưa rác thải rắn về nơi tập kết đúng quy định đạt 90%.

- Tỷ lệ gia đình đăng ký thu gom rác tập trung đạt 90%

- 100% đường làng, ngõ xóm, cống thoát nước trên địa bàn xã sáng, sạch, đẹp, được khơi thông.

- Các cơ quan đơn vị, trường học, trạm y tế, công sở xã: Có trang bị các thùng đựng rác, rác thải chủ yếu lá cây, cỏ, giấy hình thức xử lý chủ yếu là phơi đốt, chôn lấp. Đối với rác thải y tế như: Chai lọ, bơm, kim tiêm, bao tay y tế đã sử dụng, tổ chức thu gom vận chuyển về trung tâm y tế huyện để xử lý. Tất cả các đơn vị sự nghiệp đều có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

- 95% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn môi trường

- Xã đã dừng khu tập kết rác thải tập trung và hợp đồng với công ty môi trường Hà Trung đưa rác thải ra khỏi địa bàn

- Tỷ lệ thu gom xử lý chất thải rắn tập trung đạt 85%

- Số hộ chăn nuôi có chuồng trại HVS: Hiện tại trên địa bàn xã không có các trang trại chăn nuôi với số lượng lớn chủ yếu là các hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ lẻ từ 1- 4 con trâu, bò, từ 2- 8 con lợn, gia cầm từ 500 con trở xuống ở các khu vực trang trại tập trung, hộ thực hiện chuyển đổi linh hoạt xa khu dân cư. Các hộ chăn nuôi đã xây dựng được các hầm bioga, hố để ủ phân và hố chứa nước thải không để chất thải chăn nuôi thải ra môi trường.

- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS:  Số hộ có nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh1520/1730 hộ đạt 88%. (Hộ có nhà tiêu tự hoại là 1153 cái; nhà tiêu 2 ngăn 367 cái)

- Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước sạch theo chuẩn mới, hộ gia đình sử dụng nước HVS: Các hộ gia đình trên địa bàn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 1714/1730 = 99%, hộ sử dụng nước sạch đạt 1200/1730 hộ =69,3%.

2. Trách nhiệm của chính quyền, MTTQ, các đoàn thể Nhân dân, các thôn trong triển khai Nghị quyết

2.1. UBND xã:

Ủy ban nhân dân xã đã thực hiện việc tổ chức thống kê và quản lý các loại chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh trên địa bàn; Tập trung tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Huy động lực lượng toàn dân tham gia tích cực công tác vệ sinh môi trường bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực. Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động để việc giữ gìn vệ sinh môi trường trở thành thói quen, nếp sống văn minh của mỗi công dân, hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn. Gắn kết nội dung xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn với Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”; quy định về hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn;

2.2. UB MTTQ, đoàn thể nhân dân.

- Xây dựng Kế hoạch hành động cụ thể; quán triệt đầy đủ, sâu rộng đến cán bộ, đoàn viên, hội viên nhằm tạo ra sự đồng thuận, thống nhất cao, hưởng ứng và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong tổ chức thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU và Nghị quyết số 05-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVIII.

          - Vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân không sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh và tiêu thụ nông sản, thực phẩm; sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình, quy định; sử dụng nước sạch, thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh; hạn chế sử dụng túi ni lông; xây dựng chuồng trại chăn nuôi, nhà tiêu hợp vệ sinh.

          - Phối hợp với chính quyền thành lập, củng cố, nhân rộng các tổ, đội, nhóm xung kích, các mô hình tự quản; thành lập, phát triển hợp tác xã dịch vụ thu gom, xử lý rác thải, chất thải ở cơ sở sản xuất, khu dân cư.

          - Vận động và tổ chức cho đoàn viên, hội viên và nhân dân hàng ngày dọn vệ sinh nơi ở của gia đình; hàng tuần tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nơi làm việc, nơi công cộng.

          - Thường xuyên phối hợp, kiểm tra, giám sát, theo dõi đôn đốc các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện nghiêm túc nội dung cam kết. Hàng năm đánh giá, xếp loại, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU, 05-NQ/TU. Định kỳ giao ban, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả cho cấp ủy cùng cấp và cấp trên theo hệ thống tổ chức.

          Ngoài những nội dung đã ký cam kết; MTTQ, các đoàn thể đảm trách cụ thể một số việc sau:

- Mặt trận Tổ quốc xã: Thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trên địa bàn xã. Ra lời kêu gọi vận động thực hiện mô hình “Khu dân cư tự quản về VSATTP và bảo vệ môi trường”. Tiếp tục phát động phong trào xây dựng giao thông nông thôn và khu dân cư "Sáng-xanh - sạch - đẹp - an toàn"; đã tiếp nhận và tổ chức tồng 130 cây tùng tại thôn Vân Hưng. Chỉ đạo Ban Công tác Mặt trận thôn tổ chức, thành lập các tổ tự quản, nòng cốt là các đồng chí Trưởng Ban công tác Mặt trận, Tổ trưởng tổ an ninh xã hội, người có uy tín trong cộng đồng, gắn với việc thực hiện nội dung “Hương ước, quy ước” thôn, làng văn hóa kiểu mẫu... Các tổ tự quản chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao trách nhiệm giữ gìn vệ sinh gia đình, đường làng, ngõ xóm. Vận động, phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức VSATTP và bảo vệ môi trường, nâng cao sức khoẻ cho người dân và đôn đốc nhắc nhở hộ dân thực hiện nội dung ký cam kết thực hiện đảm bảo VSATTP và bảo vệ môi trường trên tinh thần “Tự giác, tự quản và tự nguyện”.

Bản cam kết phải được niêm yết tại các hộ ở nơi dễ nhìn, dễ đọc và dễ kiểm tra. Phân công các hộ giám sát chéo trong khu dân cư. Ban công tác Mặt trận phối hợp với tổ hoà giải nắm bắt tình hình nảy sinh trong cộng đồng dân cư, giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn ngay từ khi mới nảy sinh, vận động nhân dân thực hiện.

- Hội Phụ nữ xã: Cụ thể hóa phong trào “5 không 3 sạch” phù hợp với các khu dân cư để phát động phong trào, vận động hội viên và nhân dân thực hiện; thành lập câu lạc bộ “phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông”. Xây dựng Kế hoạch đăng ký phần việc của phụ nữ trong xây dựng xã đạt chuẩn NTM. Tiếp tục trồng, chăm sóc đường hoa phụ nữ ở một số chi hội và tham gia ra quân tổng dọn vệ sinh.

- Hội Nông dân xã: Vận động hội viên và nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh đồng ruộng, không sử dụng chất cấm trong sản xuất và chăn nuôi; sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đúng danh mục và quy trình, kỹ thuật; xây dựng chuồng, trại chăn nuôi đảm bảo theo quy định, có hầm Bioga để xử lý chất thải chăn nuôi. Phối hợp 2 HTX khảo sát, lắp đặt các ống cống đựng bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật. Phát động phong trào “sạch làng tốt ruộng”, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa.Xây dựng 01 mô hình “Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn” tại chi hội Vân Xá

- Đoàn thanh niên xã: Vận động thanh, thiếu nhi và nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường nước, sử dụng nước sạch, thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh; thường xuyên khơi thông cống rãnh, vận động các cơ sở sản xuất, các gia đình không xả nước ước sản xuất, nước sinh hoạt thải gây ô nhiễm nguồn nước; tập trung chỉ đạo cơ sở thực hiện phong trào thi đua ngõ, đường tự quản, “Đoạn đường em chăm”, chỉ đạo các Đoàn trường, liên đội phối hợp với Đoàn xã tổ chức dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào chiều ngày thứ 7 hàng tuần, tiến hành trồng cây xanh, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ.Tổ chức trồng cây tại khu vực đường đôi UBND xã.  

- Hội Cựu chiến binh xã: Vận động hội viên và nhân dân hàng ngày dọn vệ sinh nơi ở của gia đình, xây dựng hố ga xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường; xây dựng khu dân cư tự quản về môi trường; tổ chức thu gom và vận động nhân dân thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng về nơi quy định và xử lý. Thực hiện tổng dọn vệ sinh đoạn đường tự quản.

- Công đoàn xã: Đảm nhận trồng, và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên công sở, các khu đất trống, các khu vực công cộng, các tuyến đường, theo tinh thần "xã hội hoá cây xanh công cộng".

- Hội Người cao tuổi: Vận động nhân dân thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường khi có người qua đời, không rải tiền, vàng mã ra đường, phải lấp đất và tiến hành đốt ván thôi và quần áo sau cải táng xong, trồng cây xanh khu nghĩa trang đảm bảo nghĩa trang nhân dân xanh, sạch, đẹp. Tuyên truyền trong hội viên vận động gia đình, con cháu không sử dụng chất cấm trong sản xuất, chăn nuôi.

2.3. Các thôn.

- Tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi, trồng, giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, sử dụng thực phẩm; vệ sinh thức ăn sẵn, chợ, quán ăn, nhà hàng trên địa bàn thôn mình.

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước thôn; đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá gia đình văn hóa. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; Phát hiện và xử lý theo hương ước các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo xã xử lý. Quản lý hoạt động của tổ chức tự quản (ANXH) về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.

- Tổ chức ra quân tổng don vệ sinh bảo vệ môi trường, ký cam kết thực hiện đến các hộ gia đình.

- Xây dựng mô hình “Tổ dân vận với công tác VSATTP và bảo vệ môi trường, xây dựng thôn kiểu mẫu, văn minh”, “Tổ tự quản về đảm bảo VSATTP và bảo vệ môi trường”; Thực hiện mô hình “Dân vận khéo” về bảo vệ môi trường ở khu dân cư, với mục đích góp phần giữ gìn cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp và ngăn ngừa các dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe con người.

3. Những hạn chế, khó khăn trong triển khai thực hiện tại địa phương.

Tại nhiều vị trí đường làng, ngõ xóm, đường liên thôn, liên xã vẫn còn một số hộ dân tập kết vật liệu xây dựng chưa gọn ảnh hưởng đến mỹ quan chung. Việc đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống thoát nước còn gặp nhiều khó khăn. Khối lượng rãnh thoát nước thải cần phải cải tạo, xây mới trên địa bàn toàn xã rất lớn, việc cân đối bố trí vốn và huy động các nguồn lực đóng góp của nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất nông nghiệp, cơ sở kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân chưa được thống kê đầy đủ và thu gom, xử lý triệt để đúng theo quy định. Phần lớn các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, diện tích nhỏ không có hệ thống kênh, ao lắng xử lý nước thải mà thải trực tiếp ra môi trường. Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ, lẻ của các hộ gia đình, cá nhân thường xuyên bị phản ảnh ô nhiễm môi trường, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đầu tư các công trình xử lý môi trường, chuồng trại không đảm bảo khoảng cách với nhà dân nên tình trạng ô nhiễm mùi hôi, nước thải thường xuyên xảy ra trong khu dân cư.

Nguyên nhân: Công tác phối hợp giữa các ngành, đoàn thể và các thôn chưa thật sự chủ động, đồng bộ, nhịp nhàng, còn tồn tại tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm.  Năng lực cán bộ quản lý môi trường xã còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về công tác bảo vệ môi trường

Người trồng trọt, chăn nuôi thiếu kiến thức trong việc bảo vệ môi trường như việc sử dụng phân bón trong trồng trọt chưa đúng cách dẫn đến việc ô nhiễm đất, nước, thói quen trong việc canh tác không phù hợp ảnh hưởng đến môi trường đất, nước… Việc xử lý gia súc, gia cầm ốm chết trong chăn nuôi không đúng cách ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí.

Nguồn kinh phí cho các đoàn thể hoạt động theo quy định của HĐND tỉnh quá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

4. Những kiến nghị, đề xuất.

Đề nghị tỉnh, huyện có cơ chế chính sách hỗ trợ phí môi trường cấp bổ sung vào ngân sách xã, tăng cường kiêm tra, kiểm soát việc xả thải của các công ty, nhà máy, xí nghiệp lợi dụng ban đêm để xả thải chất thải độc hại ra môi trường.

HĐND tỉnh nghiên cứu tăng kinh phí hoạt động cho MTTQ và các đoàn thể, nhất là cấp chi hội để thực hiện việc vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia công tác BVMT, VSATTP. Hỗ trợ địa phương có thùng rác nơi công cộng; tăng cường chỉ đạo CA vào cuộc xử lý các vi phạm về môi trường, sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh. Xây dựng chế tài cần thiết, cụ thể để xử lý ý thức một bộ phận người dân không thực hiện đóng phí môi trường.

Nghiên cứu dành nguồn kinh phí đầu tư xây dựng NM xử lý chất thải rắn để huyện chủ động việc xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh. Huyện hỗ trợ cho các hộ chuyển khu chăn nuôi ra khỏi khu dân cư đảm bảo môi trường.hỗ trợ cho các hộ chuyển khu chăn nuôi ra khỏi khu dân cư đảm bảo môi trường.

Đề nghị các cấp chính quyền có các biện pháp tích cực hơn nữa thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn để làm đầu kéo giúp nông dân trong việc xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Nơi nhận:

-          TT Huyện ủy (để b/c);

-          BCĐ Huyện ủy (để b/c)

-          Lưu.

 

T/M ĐẢNG ỦY

PHÓ BÍ THƯ

 

 

Nguyễn Văn Thức